- Trang chủ
- Tin tức - Sự kiện
- BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN VÀ NHỮNG ĐIỀU MẸ CẦN BIẾT
BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN VÀ NHỮNG ĐIỀU MẸ CẦN BIẾT
Mục lục
Bệnh viêm phế quản là bệnh hô hấp có tỉ lệ người mắc ngày một tăng, đặc biệt là ở trẻ em. Viêm phế quản thường có các biểu hiện ho, sốt bao gồm viêm phế quản cấp và mãn tính. Nếu điều trị không dứt điểm Viêm Phế quản có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như: suy hô hấp, viêm phổi. Dưới đây VNHpharma sẽ cung cấp cho cha mẹ dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khi trẻ bị viêm phế quản. | |||
TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN | |||
Bệnh viêm phế quản là gì? | |||
Bệnh viêm phế quản là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Viêm phế quản bao gồm viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản mãn tính. Viêm phế quản cấp là tình trạng viêm nhiễm cấp tính của niêm mạc phế quản ở người trước đó không có tổn thương. Nguyên nhân gây ra viêm phế quản cấp tính thường do vi khuẩn, virus. Viêm phế quản mãn tính là giai đoạn sau của viêm phế quản cấp tính, do sự lặp lại của tình trạng viêm. Viêm phế quản mãn tính có cấp độ nghiêm trọng hơn viêm phế quản cấp tính, kép dài hàng tháng hoặc nhiều năm. | |||
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm phế quản | |||
| |||
Bệnh viêm phế quản có lây không? | |||
Viêm phế quản là bệnh hô hấp, trường hợp bệnh do virus, vi khuẩn gây ra có thể lây lan nhanh chóng. Đây cũng là nguyên nhân khiến Viêm phế quản trở thành bệnh phổ biến. Có nhiều con đường lây bệnh, bệnh lây qua con đường tiếp xúc gần khi nói chuyện, qua tiếp xúc hoặc qua vật dụng cá nhân. Virus hợp bào có khả năng sống sót trên bề mặt vài giờ. Do vậy, nếu trong nhà có người mắc viêm phế quản phổi nên có biện pháp phòng ngừa để bảo vệ những thành viên khác. | |||
Bệnh Viêm phế quản có nguy hiểm không? | |||
Bệnh viêm phế quản nếu không điều trị sớm, dứt điểm có thể kéo dài. Từ đó có thể có những di chứng để lại lâu dài, nhất là viêm phế quản phổi. Khi tình trạng viêm phế quản phổi trở nặng, người bệnh có thể suy hô hấp và có thể dẫn tới tử vong. Viêm phế quản dễ phát triển thành viêm phổi với những đối tượng như người cao tuổi, người có sức đề kháng kém, người hay hút thuốc lá hoặc bị mắc bệnh nền. | |||
NHỮNG ĐIỀU MẸ CẦN BIẾT VỀ VIÊM PHẾ QUẢN Ở TRẺ EM | |||
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm phế quản | |||
Khi trẻ có những dấu hiệu dưới đây, mẹ hãy cho trẻ đi khám vì rất có thể trẻ đã bị viêm phế quản phổi. – Sốt nhẹ, sốt cao: Thường là dấu hiệu sốt virus hoặc do tình trạng viêm, nhiễm trùng đường hô hấp. – Ho kéo dài hoặc ho có đờm, có thể kèm theo máu. – Mệt mỏi, tức ngực. – Khó thở, thở khò khè: Do dòng phế quản bị thu hẹp, không khí qua khe hẹp sẽ phát ra tiếng khò khè. Tiếng khò khè của ngừơi bệnh viêm phế quản sẽ khác người bị hen phế quản. Bên cạnh đó, một số biểu hiện đi kèm có thể như: Nghẹt mũi. sổ mũi, chảy nước mũi, phát abn, sưng hạch bạch huyết … | |||
Chẩn đoán Viêm phế quản | |||
Chẩn đoán viêm phế quản phổi bác sĩ sẽ xem xét các dấu hiệu lâm sàng như: Ho, sốt, khó thở, sử dụng ống nghe phát hiện ra âm thanh bất thường. Ngoài ra bác sĩ cũng sẽ kết hợp các biện pháp như chụp X- quang phổi, đo khí dung, xét nghiệm đờm hoặc xét nghiệm máu tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh. | |||
Điều trị viêm phế quản | |||
Điều trị viêm phế quản tuỳ thuộc vài tình trạng, nguyên nhân bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp. Chủ yếu sẽ điều trị các triệu chứng. Đối với virus việc điều trị bằng kháng sinh là không có hiệu quả. Với những trường hợp mới chớm bị, cha mẹ phát hiện sớm, có thể dùng các bài thuốc dân gian hay sản phẩm từ thảo mộc như Thảo mộc – SV ( Xem tại đây https://vnhpharma.vn/thao-moc-sv ) kết hợp tăng đề kháng cho trẻ cũng có thể tự khỏi mà không cần sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên nếu để muộn hơn, các trường hợp viêm phế quản phổi đều gặp tình trạng bội nhiễm, nên phác đồ điều trị có kháng sinh. Dấu hiệu trẻ bị bội nhiễm đó là: Sốt kéo dài, khạc đờm xanh, đờm vàng, sổ mũi xanh vàng, thở khò khè… Điều trị triệu chứng: – Sốt: Dùng thuốc hạ sốt khi sốt thên 38,5 độ trở lên gồm: Acetaminophen, và ibuprofen (dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ). – Ho: Ho là phản xạ tốt để tống đờm, vi khuẩn ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên tình trạng ho quá nhiều đến đến nôn ói, mất ngủ hoặc mệt mỏi mất sức. Người bệnh nên uống bổ sung nhiều nước kết hợp long đờm để giúp cải thiện việc ho, khạc đờm được dễ dàng hơn. – Thuốc làm loãng đờm: Hiện nay trên thị trường có nhiều thuốc làm loãng đờm như bromhexin, carbocytein,…cần cho trẻ bổ sung uống nhiều nước sẽ làm tăng hiệu quả của thuốc. – Sổ mũi, nghẹt mũi, khó thở: vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý, khí dung bàng nước muối, thuốc giãn phế quản: cần theo chỉ định của bác sĩ tuỳ tình trạng bệnh lý. – Tăng sức đề kháng: Trẻ cần được bổ úng đày đủ vitamin, dưỡng chất để hệ miễn dịch của cơ thể được nâng cao, giúp cho trẻ nhanh khỏi hơn. Thông thường trẻ sẽ khỏi sau 2-3 tuần. | |||
Phòng tránh viêm phế quản | |||
Khi mắc viêm phế quản, trẻ dùng thuốc điều trị khỏi sau đó cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến sức khoẻ. Vậy nên, cách tốt nhất là tập trung tăng cường các biện pháp phòng tránh giúp trẻ phát triển tốt nhất. Một số cách để giảm nguy cơ và phòng ngừa bệnh viêm phế quản như sau: 1. Tiêm chủng đầy đủ theo độ tuổi 2. Tránh tiếp xúc nhiều với các tác nhân hoá chất, khói thuốc để bảo vệ hệ hô hấp 3. Tăng cưởng thể chất bằng chế độ sinh hoạt hợp lý, cân bằng dinh dưỡng 4. Rửa tay sạch sẽ thường xuyên 5. Đeo khẩu trang y tế tại nơi công động, đông người hoặc trong môi trường bệnh viện, công trường…. 6. Thường xuyên cập nhật kiến thức để phòng tránh, xử lý sớm các trường hợp nguy cơ caoCác bố mẹ hãy theo dõi https://vnhpharma.vn/cam-nang-suc-khoe để có thêm nhiều thông tin chăm sóc sức khoẻ gia đình mình nhé!VNHpharrma đồng hành cùng sức khoẻ gia đình bạn. Xem thêm: Cảnh báo 06 bệnh nguy hiểm thường gặp mùa hè tại đây https://vnhpharma.vn/canh-bao-06-benh-nguy-hiem-mua-he |
Bài viết liên quan