images
Hotline 0962.364.141
Giỏ hàng (0)

BỆNH THUỶ ĐẬU  VÀ TẤT CẢ NHỮNG ĐIỀU MẸ CẦN BIẾT

Bệnh thuỷ đậu thường gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi. Là bệnh rất dễ lây, không có biến chứng nặng nhưng nếu không chú ý và chăm sóc đúng cách có thể gây viêm não, nhiễm trùng máu…Phụ nữ mang thai mắc thuỷ đậu có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Hãy cùng tìm hiểu các thông tin, nguyên nhân, cách phòng và điều trị bệnh Thuỷ đậu đúng cách dưới đây cùng VNHpharma nhé! 

I.TỔNG QUAN VỀ BỆNH THUỶ ĐẬU

1.1 Bệnh Thuỷ đậu là gì?

Bệnh thuỷ đậu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính. từ thời cổ đại đã được mô tả nhưng bị nhầm với bệnh đậu mùa nhẹ. Sau đó, năm 1765 nhà khoa học Vogel đặt tên bệnh là Varicella. Bác sĩ William Heberden là bác sĩ người Anh đã chứng minh được bệnh đậu mùa và bệnh Thuỷ đậu là hai bệnh khác nhau và Thuỷ đậuđược mô tả lâm sàng riêng biệt. Năm 1954, nhà khao học Thomas Weller đã phân lập được virus gây bệnh Thuỷ đậu.Tiép sau đó Vaccine Thuỷ đậu được phát triển bởi nhà khoa học người Nhật tên là Michikiaki Takahashi năm 1972 làm giảm đáng kể tỉ lệ trẻ em mắc bệnh Thuỷ đậu.

1.2 Nguyên nhân gây ra bệnh thuỷ đậu

Bệnh Thuỷ đậu do siêu vi là Varicella virus gây ra. Ở người lớn loại vius này gây ra bệnh Zona. Bệnh có thể lây lan nhanh chóng và bùng phát thành dịch. Đặc biệt vào mùa xuân hè, thời tiết nồm ẩm là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển. 

1.3Thuỷ đậu lây qua đường nào?

Bệnh thuỷ đậu có nhiều đường lây nhiễm. Nó lây từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp, qua bọt khí khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện. Ngoài ra bệnh cũng có thể lây qua chất dịch ở các nốt phỏng thong qua bề mặt các đồ vật trung gian như bàn chải đánh răng, khăn mặt, đồ dùng gia đình, quần áo….Virus xâm nhập vào niêm mạc đường hô hấp trên (miệng, hầu họng) hay đường tiêu hoá, kết mạc mắt nhưng hiếm gặp. Có thể lây từ mẹ sang con trong khi mẹ mang thai. Virus chỉ ngừng lây khi tất cả các mụn nước đã đóng vảy.

1.4Thời gian ủ bệnh là bao lâu?

Khi tiếp xúc với virus, thời gian ủ bệnh có thể là 1-2 ngày thậm chí là 2-3 tuần sau đó người bệnh mới phát hiện các nốt phỏng là biểu hiện của Thuỷ đậu. Thời gian ủ bệnh tuỳ vào sức đề kháng của mỗi ngừời, trung bình là 10-12 ngày.

1.5 Đối tượng nào dễ mắc bệnh thuỷ đậu

Thuỷ đậu phổ biến nhất là ở trẻ em, đặc biệt trẻ dưới 10 tuổi. Trong những trường hợp như trẻ mầm non, đi học bán trú, sinh hoạt chung rất dễ lây lan dịch thuỷ đậu nếu trẻ chưa được tiêm phòng đầy đủ.

 Người lớn chưa được tiêm phòng thuỷ đậu cũng có thể bị mắc.

1.6 Bị Thuỷ đậu có biến chứng không?

Thuỷ đậu khá lành tính, sẽ tự khỏi sau một thời gian phát bệnh nhưng nếu không biết xử lý đúng cách vô tình sẽ đế lại những hệ quả nghiêm trọng như nhiễm trùng. Thường thấy khi gặp ở trẻ nhỏ, việc dùng tay gãi các vết ngứa, móng tay không được vệ sinh sạch sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập lây lan làm lâu khỏi. 

Ngoài ra một số biến chứng hiếm gặp hơn như Viêm não, Viêm màng não, Viêm phổi thuỷ đậu, Viêm thận, Viêm cầu thận là những biến chứng khá nguy hiểm.

Bệnh thuỷ đậu cũng có biến chứng nguy hiểm nếu xử lý không đúng cách

1.7 Phụ nữ mang thai mắc thuỷ đậu có sao không?

Mẹ mang thai bị mắc thuỷ đậu có thế có những biến chứng nguy hiểm hơn người bình thường. Thai phụ bị thuỷ đậu có thể găp các biến chứng như: Viêm phổi, Viêm màng não, viêm cầu thận, viêm cơ tim, và có thể dẫn đến tử vong.

Nếu mẹ mang thai bị thuỷ đậu trong vòng 5 ngày trước sinh và 2 ngày sau sinh, em bé dễ bị mắc thuỷ đậu sơ sinh. Nguy cơ tử vong lên đến 25-30%. Còn trong quá trình thai kì thì có thể con sinh ra sẽ mắc hội chứng thuỷ đậu bẩm sinh: 

  • Bất thường về thần kinh: chậm phát triển trí tuệ, tật đàu nhỏ, não úng tuỷ, hội chứng Horner. 
  • Bất thường về mắt: Đục thuỷ tinh thể, viêm màng võng mạc, tật nhãn cầu nhỏ, rung giật nhãn cầu
  • Bất thường về tiêu hoá: Trào ngược dạ dày -thực quản, hẹp tắc đường ruột
  • Bất thường về tứ chi: teo/ liệt tứ chi

II.NHỮNG ĐIỀU MẸ LƯU Ý KHI TRẺ BỊ THUỶ ĐẬU

2.1 Dấu hiệu nhận biết bệnh Thuỷ đậu ở trẻ

Mỗi giai đoạn trẻ sẽ có những biểu hiện khác nhau. Mẹ cần lưu ý để nhận ra trẻ bị Thuỷ đậu và đang ở giai đoạn nào để xử lý đúng cách.

  • Giai đoạn ủ bệnh. Giai đoạn này gần như không có dấu hiệu gì, rất khó để nhận biết, Cha mẹ chỉ có thể dự đoán và tăng cường sức đề kháng cho bé khi có nguy cơ cao như chưa được tiêm phòng, bé tiếp xúc gần với người bị thuỷ đậu. Giai đoạn này có thể kéo dài 10-20 ngày nên ba mẹ phải lưu ý liên tục để phát hiện sớm nhất.
  • Giai đoạn khởi phát: Triệu chứng ban đầu có thể sốt nhẹ, nhức đầu, cơ thể mệt mỏi> những triệu chứng này có thể đối với một số bé chưa biết nói hoặc khó cảm nhận. Cha mẹ hãy quan sát trên cơ thể con có thể xuất hiện ban đỏ đừờng kính vài milimet, có thể có hạch sau tai kèm viêm họng.
  • Giai đoạn toàn phát: Trẻ có thể sốt cao, chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi và đau cơ. Các mụn nước phát triển nhiều hơn gây ngứa và rất khó chịu. Các mụn nước phỏng hình tròn chứa dịch bên trong, khi dịch này vỡ ra lan sang khác chỗ khác có thể làm mọc nhiều nốt hơn. Các mụn nước này mọc trên khắp cơ thể bệnh nhân, mọc cả trong niêm mạc miệng, mắt gây khó chịu. Một số trường hợp chỗ mụn nước bị nhiễm trùng xuất hiện màu đục do chứa mủ.
  • Giai đoạn phục hồi: Các mục nước vỡ ra, khô lại sau 7-10 ngày tiếp sau đó. đóng vảy. Giai đoạn này cần vệ sinh các vết thuỷ đậu caarn thận để tránh nhiễm trùng. Có thể sử dụng các loại thuốc trị sẹo, trị thâm để sau khi nốt ban liền lại không để lại các vết sẹo lõm làm bớt thẩm mỹ trên cơ thể, đặc biệt là trên mặt bé gái. 

2.2 Hướng dẫn mẹ cách xử lý

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị thuỷ đậu, bệnh cũng khá lành tính nên mẹ hoàn toàn có thể chăm sóc trẻ tại nhà. Dưới đây VNHpharma sẽ hướng dẫn mẹ xử lý tại nhà khi trẻ bị thuỷ đậu.

Việc chẩn đoán thuỷ đậu được thực hiện chủ yếu qua các triệu chứng lâm sàng như các mụn nước của trẻ. Hoặc có thể xác định bằng lấy mẫu trên tổn thương da để xét nghiệm: Xét nghiệm lympho bào tăng, miễn dịch huỳnh quang, soi tìm virus, xét nghiệm chẩn doán huyết thanh… Bác sĩ sẽ loại trừ một số bệnh có triệu chứng gần giống như: Chốc lây dạng bọng nước, eczema, nhiễm enterovirus, Herpes simplex…

Điều trị Thuỷ đậu thường tập trung vào việc làm giảm các triệu chứng và tăng sức đề kháng cho cơ thể giúp người bệnh nhanh khỏi hơn. 

Bao gồm:

  • Tăng sức đề kháng cho cơ thể, bổ sung vitamin nhóm B, C…Tăng cường dinh dưỡng.
  • Khi mụn nước bị vỡ sử dụng Xanhmetylen, thuốc tím 1/4000 bôi vào nốt vỡ 
  • Một số thuốc điều trị thuỷ đậu bao gồm thuốc điều trị triệu chứng, giảm đau, giảm ngứa (thuốc kháng histamin toàn thân). thuốc điều trị thuốc kháng virus, thuốc giảm đau, hạ sốt… Tuỳ nhiên khi sử dụng thuốc cần có chỉ định của bác sĩ. Khi tổn thương nhiễm trùng biểu hiện nặng cần sử dụng thêm kháng sinh.

2.3 Chăm sóc trẻ bị thuỷ đậu

  • Giữ gìn vệ sinh cơ thể, đặc biệt là các nốt mụn nước thuỷ đậu khi vỡ ra. nên mặc đồ ộng rãi thoải mái tránh làm vỡ các nốt thuỷ đậu, cọ sát làm vết thương lâu lành. Tắm bằng nước ấm, lau nhẹ nhàng bằng thảo dược hoặc dung dịch sát khuẩn nhẹ.
  • Cách ly trẻ với những người khác
  • Vệ sinh sạch sẽ chỗ ở, sinh hoạt và vui chơi của trẻ.
  • Thực phẩm nên bổ sung là các thực phẩm dễ tiêu hoá như: các loại đậu, cháo, gạo lức, rau ngót, rau má, khổ qua, cải thảo và các thực phẩm giàu vitamin C: Chanh, cam bơ, dưa leo, cà chua…
  • Tránh các loại thực phẩm cay nóng, chất kích thích, khó tiêu và thực phẩm nhiều dầu mỡ.

III. CÁCH PHÒNG TRÁNH BỆNH THUỶ ĐẬU

Vì chưa có thuốc điều trị đặc trị cho bệnh thuỷ đậu nên biện pháp tốt nhất là tiêm phòng bằng vaccine. Vaccine thuỷ đậu Varicella là vaccin thuỷ đậu do chuyên gia người nhật phát triển. Ước tính 98% trường hợp tránh được thuỷ đậu nhò tiêm vaccine hiệu quả. Vaccine thuỷ đậu hiện nay đã được tích hợp với vaccine ngừa sởi, qaui bị.

Mũi 1Tiêm khi trẻ trên 1 tuổi
Mũi 2Tiêm cách mũi 1 tối thiểu 3 tháng đối với trẻ 1-13 tuổi, và cách 1 tháng với trẻ trê 13 tuổi

 

CẢNH BÁO 06 BỆNH NGUY HIỂM TRẺ DỄ MẮC MÙA HÈ

Trong trường hợp tiếp xúc với người mắc bệnh thuỷ đậu mà bản thân chưa bị cần tiêm chủng trong 3 ngày sau đó.

Một người đã mắc bệnh thuỷ đậu, cơ thể sẽ có miễn dịch tự nhiên không cần tiêm phòng nữa.

Xem thêm: Cảnh báo 06 bệnh nguy hiểm dễ mắc mùa hè Tại đây: https://vnhpharma.vn/canh-bao-06-benh-nguy-hiem-mua-he